Vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng tính năng này!
Khi mà việc làm video (đặc biệt là video ngắn) đang là xu hướng được nhiều người hướng đến thì nhu cầu học những kiến thức về quay, dựng video bằng điện thoại và mua sắm các thiết bị hỗ trợ việc quay dựng càng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Vậy có nhất thiết phải mua thiết bị tốt để đem lại chất lượng cao cho video từ đó sẽ giữ chân được người xem vì sự chỉnh chu chuyên nghiệp, hay chỉ cần các thiết bị đơn giản hiện có, tối ưu chi phí và tập trung vào nội dung ?
Trong bài viết này sẽ chia sẻ một số thông tin những kinh nghiệm và góc nhìn của mình khi có dịp thực tế trải qua quá trình quay dựng video và đào tạo cho các học viên khác, dành cho các bạn mới làm. Những thiết bị cần có khi quay dựng video tiktok, youtube, facebook:
1.Thiết bị quay:
Tại sao mình lại gọi là thiết bị quay mà không nói thẳng là điện thoại hay máy quay, bởi vì có những thiết bị xung quanh có thể hỗ trợ bạn ghi lại hình ảnh (khoảnh khắc, video) để sử dụng theo nhiều cách khác nhau chứ không nhất thiết phải dùng điện thoại hay máy quay thì mới có thể tạo được video. Chẳng qua điện thoại và máy quay là 2 thiết bị thông dụng và được sử dụng phổ biến nhất, do đó nhiều người mặc định phải có máy quay hoặc điện thoại thì mới có thể làm video được. tất nhiên mình nghĩ thì bây giờ hầu hết mọi người đều đã có cho mình ít nhất 1 chiếc điện thoại smartphone đủ tính năng quay chụp, tuy nhiên vì 1 số lý do nào đó (camera hỏng, bị xước, mờ, máy yếu, không phù hợp,…) bạn có thể tham khảo cách làm bên dưới nhé:
Một vài thiết bị khác bạn có thể bắt đầu để làm video:
Và đó là một số gợi ý để bạn có thể tận dụng thêm các thiết bị quay khác, còn điện thoại và máy quay cơ vẫn là 2 thiết bị ưu tiên và phổ biến nhất để bạn có thể sử dụng tiện lợi mọi lúc mọi nơi.
Quay lại trả lời cho câu hỏi ở đầu bài viết là “liệu cần phải có 1 thiết bị như máy quay chuẩn hay quay video bằng điện thoại cũng được?”. Mình cũng gặp khá nhiều người hỏi câu này khi họ mới bắt đầu, và với người mới bắt đầu, mình khuyên là nên học để hiểu, có kiến thức trước và làm để nắm được kỹ năng rồi sau đó có đầu tư máy móc thiết bị cũng không muộn đi đâu cả, mà lại chuẩn nhu cầu, mục đích nữa. Có điện thoại dùng điện thoại, có máy quay lại càng tốt, và nếu bạn dư dả về tài chính, có điều kiện thì mua máy xịn lại càng tốt. Nhưng nếu điều kiện chỉ ở mức tập tành, mới bắt đầu thì hãy tập trung vào nội dung, ý tưởng, chất lượng (sự chỉnh chu, đầu tư, bài bản, góc máy đẹp, ánh sáng, cách kể chuyện, …) thay vì đầu tư vào các thiết bị đắt tiền. Rất nhiều người nghe theo những lời khuyên hướng đến đối tượng nghe chung (không phù hợp với tất cả mọi người) khi chưa có định hướng mục tiêu và sự chuẩn bị (về tinh thần, kỹ năng, sự kiên trì) và rồi không ra được kết quả như mong muốn.
Hãy nhớ, tùy vào kỹ năng mình đang có, nhu cầu và sự phù hợp, túi tiền của mình mà ra quyết định.
Hình minh họa nhiều người sử dụng tính năng/app quay màn hình trên máy tính, webcam để quay video
2. Mic thu âm:
Đây là một thiết bị cần thiết và phổ biến, nhưng, tùy vào nhu cầu thực tế của bạn mà có thể quyết định mua hay không. Nếu nội dung bạn làm không quá quan trọng về voice (giọng nói, lồng tiếng, lời thoại, giới thiệu, dẫn dắt bằng lời nói,…) thì có thể sử dụng tạm mic của điện thoại (hoặc máy quay) khi cần là đã đủ đáp ứng nhu cầu rồi, không cần phải mua sắm thêm
Nếu nội dung bạn làm cần phải thu giọng nói (lồng tiếng) thì hãy cân nhắc, bạn có thể quay video có tiếng ồn, sau đó vào phần edit video tắt âm thanh hiện trường (âm thanh gốc lúc quay video) và lồng tiếng lại. hoặc nếu nơi bạn ở yên tĩnh, cũng có thể cân nhắc thu âm bằng mic của điện thoại (hoặc máy quay) có sẵn, vẫn đủ đáp ứng nhu cầu.
Nếu bạn thường xuyên phải nói nơi đông người (ồn ào, có nhiều tạp âm), hoặc khoảng cách từ vị trí máy quay (điện thoại) đến vị trí đứng (ngồi) nói khá xa, không thể bắt rõ tiếng, thì nên mua thêm mic (dây dài hoặc bluetooth không dây). Nên xem thêm review các sản phẩm theo mức giá và nhu cầu trước khi mua.
3. Chân quay (giá đỡ):
Cũng là một thiết bị không thể thiếu trong quá trình quay video bằng điện thoại (hoặc máy quay, máy ảnh), trừ trường hợp bạn đặt máy ở 1 góc cố định không cần di chuyển (hoặc sử dụng trực tiếp camera của máy tính (laptop), webcam). Nếu bạn muốn thay đổi góc máy, và đặt ở 1 vị trí cố định, không muốn cầm/giữ bằng tay (sẽ bị mỏi và rung lắc) , tiết kiệm chi phí nhất thì bạn có thể kê máy ở 1 vị trí nào đó,c òn muốn tùy chỉnh đa dạng hơn thì nên mua thêm chân quay (giá đỡ) cũng là điều nên cân nhắc. Giúp việ giữ máy được dễ dàng và thuận tiện hơn. Một số loại chân quay bạn có thể tham khảo ở bài viết này mình đã từng chia sẻ. (nhấn vào đây để xem).
4. Thiết bị chống rung (Gimbal, Gopro):
Như đã nói ở trên, bạn đừng quá coi trọng vấn đề cần phải có thiết bị xịn, có thể mắc tiền, có thể rẻ tiền nhưng nếu đáp ứng được nhu cầu của mình thì mình nên đầu tư để cho ra video chất lượng nhất có thể.
Ba yếu tố mình thường xem là tiêu chí để không lãng phí đó là:
Vì vậy, ý của mình là, không quan trọng mắc hay rẻ, mà quan trọng nhu cầu của mình có cần và phù hợp hay không? Nếu có mà giúp video tốt hơn, chỉnh chu, chuyên nghiệp hơn thì ráng 1 chút cũng nên đầu tư (vì làm lâu dài mà), kèm theo là tiêu chí (1) bên trên.
Có gimlbal chống rung thì quá tốt, nhưng nếu không liên quan đến việc vừa quay vừa di chuyển (rung lắc nhiều) thì cũng không cần đầu tư, đồng thời, nếu mua loại giá quá rẻ (được quảng cáo rất hay, nhưng hàng đến tay thì không như ý, mình đã thấy nhiều bạn gặp trường hợp này, quay bằng gimbal nhưng vẫn rung hơn mình quay tay (vậy nên mình luôn nhắc học viên tập nhiều vì kỹ thuật quay tay rất quan trọng)).
5. Đèn đánh sáng:
Cũng tương tự, tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà lựa chọn hoặc sử dụng ánh sáng tự nhiên, nếu thời gian đầu mới bắt tay vào làm, hãy cứ làm và tối ưu dần.
6.Phông nền (hoặc phông xanh):
Tùy nhu cầu thực tế của mỗi người, nếu không quá quan trọng việc tách nền thì có thể sử dụng background phòng (không gian của bạn, vườn cây, phòng khách, ngoài đường,…) cũng được, miễn sao gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp là được (à, tùy vào bạn muốn thôi)
7. Nhạc nền, hiệu ứng âm thanh, hiệu ứng hình ảnh, hiệu ứng chuyển cảnh:
Có thể tìm và dùng ở những thư viện cung cấp miễn phí mà vẫn không bị đánh bản quyền, tùy kênh phân phối, hoặc sử dụng nhạc theo trend,…
Khi kênh lớn và bật kiếm tiền, có thể cân nhắc đến việc mua nhạc bản quyền để sử dụng.
Theo bạn, bạn sẽ cần những thiết bị nào ? Cùng bình luận bên dưới ý kiến & góc nhìn của bạn nhé.
Đăng ký online - Học và thực hành trên mọi thiết bị - Không giới hạn thời gian. Bỏ qua